Những chi tiết quan trọng về vải thun mà nhất định bạn phải biết!

Áo thun, quần chun, váy thun, … là trang phục đã quá quen thuộc với nhiều người. Điểm chung của tất cả sản phẩm này là đều được sản xuất từ vải thun. Cùng tìm hiểu những chi tiết quan trọng nhất về vải thun mà nhất định bạn phải biết nhé!

Vải thun
Vải thun được sử dụng phổ biến hiện nay.

Vải thun là gì? 

Vải thun là chất liệu được xếp vào sợi tổng hợp, được sản xuất từ quá trình tổng hợp chuỗi chất, bao gồm các thành phần như cotton, nylon, polyester,… và một số chất tổng hợp khác. 

Vải thun bắt nguồn từ đâu? 

Trong thế chiến thứ II, do nhu cầu quân tư trang đòi hỏi cần phải có một chất liệu mềm, nhẹ, co giãn tốt. Điều này đòi hỏi các nhà may phải sản xuất chất liệu phù hợp. Tuy nhiên, không dễ dàng gì để cho ra đời một chất liệu đáp ứng những yêu cầu trên mà giá rẻ. Phải mất đến 10 năm các nhà khoa học mới có thể tìm ra một công thức cho vải thun. Công thức này là sản phẩm của sự tổng hợp nhiều chất, nhiều lần, nhiều sợi khác nhau. Kết quả cuối cùng là bằng sáng chế vải thun được công nhận tại Quốc Đức lần đầu tiên năm 1952. 

10 năm sau khi vải thun ra đời, đến năm 1962, chất liệu này trở nên phổ biến. Ngoài phục vụ quân lực, các nhà may, công ty sản xuất cũng bắt đầu đưa vải thun vào ứng dụng may mặc thông dụng. 

vải thun là gì

Đặc điểm của vải thun?

Đặc điểm của vải thun phụ thuộc vào tỷ lệ các thành phần tạo nên nó. Tuy nhiên, nhà sản xuất có thay đổi tỷ lệ như thế nào thì vẫn phải đảm bảo đặc điểm ban đầu, quyết định nên tên gọi “vải thun”. Những đặc điểm đó bao gồm: tính nhám, tính co giãn, tính mềm nhẹ, tính phổ biến và dễ dàng sử dụng. 

Các loại vải thun? 

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại vải thun phổ biến. Mỗi ngành hàng, mỗi sản phẩm, mỗi thương hiệu đều ưa chuộng và sử dụng một loại vải thun khác nhau. 

Nếu phân chia theo chất vải, thì vải thun thể thể được chia thành các loại sau: 

  • Vải thun cotton (cotton 100%) 
  • Vải thun CVC (cotton 65%, sợi tổng hợp nhân tạo 35%) 
  • Vải thun TC (cotton 35%, sợi tổng hợp nhân tạo 65%)
  • Vải thun PE (100% PE) 
  • Vải thun lạnh (95% sợi tổng hợp nhân tạo, 5% sợi bông tự nhiên)
  • Vải thun mè (Bề mặt nhám có hình hạt mè) 

Nếu phân chia theo tính co giãn thì có thể chia vải thun thành các loại sau: 

  • Vải thun co giãn 2 chiều
  • Vải thun co giãn 4 chiều

Nếu phân chia theo cách dệt và gia công, vải thun bao gồm:

Ưu điểm của v ải thun? 

Vải thun có những ưu điểm lớn, quyết định đến thị trường người dùng phổ biến hiện nay. Ưu điểm này bao gồm: 

Khả năng đàn hồi, co giãn tốt. 

Đây chính là ưu điểm lớn nhất của chất liệu vải thun. Không lạ khi bạn kéo giãn vải thun như thế nào thì chất liệu này vẫn trở về trạng thái ban đầu. Điều này khiến người sử dụng cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vì thế mà vải thun được ứng dụng trong may mặc, nhất là may đồ thể thao, đồ ngủ, đồ ở nhà,… 

Độ thoáng khí cao.

Thông thường, trong sản xuất và gia công vải thun sẽ để lại các lỗ thông thoáng. Điều này khiến cho vải thun rất thông thoáng, độ mát khi mặc không kém gì vải lanh. Ngoài ra, chất liệu thun cũng được xem là phù hợp với thời tiết nhiệt đới, bởi vải thun nhanh khô sau giặt. Hơn nữa, vải thun còn không bị bám mùi và lưu mùi hôi, mặc cho không khí có ẩm thấp thế nào. 

Dễ dàng sử dụng. 

Một ưu điểm không thể bỏ qua nữa đó là chất liệu thun rất thân thiện, dễ dàng sử dụng với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. 

Đối với các nhà sản xuất, vải thun rất dễ cắt, đo và may. 

Đối với người tiêu dùng, vải thun có thể dễ dàng giặt máy, giặt tay mà không sợ bị hỏng. Thậm chí, loại bảo này còn có thể được làm phẳng bằng phương pháp rất đơn giản. Đó là ép vải vào vật phẳng, miết theo đường sợi dệt là có thể làm phẳng. Trong một số trường hợp, vải thun có thể nhăn nhưng không đáng kể. 

Nhược điểm của vải thun? 

Hạn chế lớn nhất của vải thun đó chính một số loại vải thun, nhất là vải thun da cá rất dày. Mặc vào mùa hè chất liệu này sẽ gây nóng. Ngoài ra thì vải thun cũng không chịu được nhiệt quá cao. 

Ứng dụng của vải thun? 

Vải thun hiện nay được ứng dụng trong công nghiệp may mặc rất nhiều. Tất cả các loại quần áo, từ mùa đông, mùa hè hay phụ kiện may mặc đi kèm đều có sự xuất hiện của vải thun. Từ áo phông, áo sơ mi, chân váy, quần chun, tất, … đều có thể làm từ vải thun. Các sản phẩm này rất bền nên rất được yêu thích. 

Ngoài ra, vải thun cũng được ứng dụng để sản xuất chăn, gối, khăn tắm, thảm, … phổ biến. 

vải thun để làm gì
Vải thun được ứng dụng phổ biến, nhất là đồ thể thao.
  • Làm thế nào để bảo quản tốt vải thun? 

Vải thun rất dễ để bảo quản và sử dụng. Tuy nhiên, khi giặt vải thun, nên dùng nước lạnh. Không nên dùng chất tẩy rửa để giặt. Không nên để quá lâu trong môi trường ẩm mốc. Môi trường ẩm mốc dễ khiến vải thun mục, nát. 

Lời kết: 

Vải thun dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá rẻ là những lý do khiến chất liệu này trở nên phổ biến. Nếu bạn đang tìm kiếm một chất liệu cho nhu cầu sản xuất của mình, hãy tham khảo ngay 8 điều thú vị về vải thun mà bạn nên biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *