Vải Acrylic là gì ? Những điều cần biết về vải acrylic

Vải là một chất liệu không thể thiếu ở đời sống hằng ngày của mỗi chúng ta bởi tính ứng dụng của chúng rất cao từ đời sống hằng ngày đến trong công nghiệp cũng như những ứng dụng vô cùng thú vị. Vậy vải Acrylic là gì ? Những điều cần biết về vải acrylic là câu hỏi của rất nhiều người. Hãy cùng đọc bài viết sau đây để có thêm những thông tin hữu ích!

vải Acrylic
Chất liệu vải Acrylic

Vải Acrylic là gì?

Vải acrylic hay còn được biết đến là một loại len nhân tạo, là loại vải được tạo nên từ một loại polymer tổng hợp có tên là acrylonitrile. Chất liệu này chúng ta thường được sản xuất bằng cách cho phản ứng của một số hóa chất dầu mỏ hoặc thân để cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm tăng thêm đặc tính cho những tấm vải thành phẩm. Vải Acrylic  thường được gọi là Polyacrylonitrile, acrylic, acrylonitrile. Thành phần chính của vải bao gồm : Polymer polyacrylonitrile tổng hợp. Các biến thể số lượng vải thường dao động trong khoảng 18 đến 100

Với khả năng hút ẩm, giữ nhiệt và co giãn vô cùng cao. Nhưng cũng rất dễ vón cục. Vải acrylic thường được sử dụng làm áo len, áo hoodie, giày ống, nón, găng tay, trang phục thể thao hay các loại trang phục bảo hộ. Chúng được ứng dụng cao trong sản xuất. 

 vải acrylic là gì
Vải acrylic là gì?

Nguồn gốc của vải acrylic

Chúng ta cùng tìm hiểu nguồn gốc ra đời.Vải acrylic là một sản phẩm của công ty Dupont, và cũng đã ra đời khá lâu từ những năm 1940. Nhưng cho đến năm 1950 thì loại vải này không phổ biến bởi có nhiều loại vải tổng hợp khác đã ra đời. Tồn tại chưa được bao lâu thì loại vải này đã được đánh giá là loại vải có nhiều chất độc hại, và rất dễ cháy. Và từ đó ở nước Hoa Kỳ vốn nổi tiếng về loại vải này đã bị giảm thị trường tiêu thụ rất nhiều.

Bên cạnh đó một số quốc gia khác nhau  như các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ..

Và từ đó thì Dupont không phải là nhà sản xuất hàng đầu trong giai đoạn này vì thị trường tiêu thụ ở Hoa Kỳ đã giảm rõ rệt. Dupont hiện nay chỉ đứng thứ 3 thế giới bởi nhu cầu sử dụng của người Mỹ cũng đã ít hơn so với thời kỳ trước.

Nhưng trong 10 năm trở lại đây thì vải acrylic đã dần mang lại những sự tăng trưởng vượt bậc bởi đã có những thay đổi đáng kể và đang dần trở thành ngành hàng công nghiệp được yêu thích nhất. Bên cạnh đó cũng có nhược điểm đó là dễ cháy. 

Quy trình sản xuất sợi vải acrylic

Để hiểu rõ hơn thì chúng ta có thể cùng tìm hiểu quy trình sản xuất tạo ra sợi vải acrylic đã trải qua bao nhiêu giai đoạn. 

"Quy

B1 :Tạo sợi vải acrylic

Sợi acrylic thường được tạo ra tại những cơ sở sản xuất chuyên nghiệp với nhiều loại vải dệt tổng hợp khác nhau. Để chuẩn bị sản xuất vải acrylic thì chúng ta thường sử dụng phản ứng trùng hợp gốc tự do polypropylene để làm ra acrylonitrile. Sau đó các sợi polymer được hoa tan dung môi mạnh như DMF hoặc natri thiocyanate.

Các gel  sau khi được hình thành thì được đùn qua máy trộn nhiều lỗ, sau đó được đông tụ trong dung dịch có cùng dung môi, bước này thường được gọi là kéo sợi ướt. 

Bên cạnh đó có thể sử dụng phương khác khác được xem là hiệu quả hơn, thân thiện với môi trường hơn đó là bay hơi dung môi trong môi trường khí trơ đã được làm nóng. Đây cũng là những bước phát triển trong việc chế tạo để giảm thiểu những tác hại xấu đến môi trường cũng như tạo ra sản phẩm tốt nhất.

B2 : Kéo sợi vải acrylic

Các sợi acrylic sau khi được rửa sạch thì kéo dài thành sợi và mỏng hơn. Cũng như nhiều loại sợi khác nhau, việc kéo giãn nhằm tạo ra những sợi mỏng hơn và tạo ra mảnh vải dệt có thể sử dụng được. Quy trình kéo dài nhằm tạo ra kích thước dài gấp nhiều lần và nhằm giảm tối thiểu chi phí và mang lại nhiều hiệu suất cao.

B3 : thành phẩm dệt vải len acrylic

Sau khi đã tạo kéo sợi thành những sợi thì acrylic tiếp tục được đưa lên ống cuộn và chuyển tới khu vực dệt may. 

B4 : Thành phẩm

Sau khi được hoàn thiện về phần vải thì chuyển tới các cơ sở sản xuất để tạp nên những sản phẩm như: ngành hàng may mặc, đồ vật khác hoặc bán sợi hiện tại cho những người muốn đan lát.

Các loại vải acrylic

Loại vải acrylic được coi là nguyên chất nên cũng có rất nhiều loại vải khác nhau, cùng tìm hiểu những loại vải acrylic khác nhau.

Vải len Acrylic

vải len acrylic
Với tên gọi này thì cũng dễ hiểu khi đây là loại vải có phần trăm nguyên chất nhiều nhất với 85% acrylonitril 

Vải Modacrylic

Đây là loại vải của một loại sợi acrylic có chứa một số acrylonitrile nhưng được tạo ra bằng cách sử dụng nhiều loại polyme khác nhau bao gồm cả vinylidene clorua.

Tuy nhiên so với vải acrylic thì chúng có phần cứng hơn, chống nhăn và chắc hơn. Ưu điểm nữa là có thể chống cháy và chống mài mòn. Chúng thường được ứng dụng nhiều để làm các loại quần áo bảo hộ.

Vải Modacrylic
Vải Modacrylic

Vải Nitrile

Với nguyên liệu chủ yếu để làm nên loại vải này là vinylidene clorua. Chúng xuất hiện từ khá lâu vào những năm 1960 mặc dù đã được sản xuất ở châu Á trước đó.

Nhược điểm là khó nhuộm nên loài vài này đã không còn được sử dụng thông dụng như ngày xưa

Vải Nitrile
Vải Nitrile

Vải Lastrile

Vải Laetrile được làm chủ yếu từ acrylonitrile và một hóa chất khác được gọi là diene. Cũng nhờ sự kết hợp này mà trong các loại vải acrylic thì đây cũng được coi là một loại vải thông dụng với ưu điểm là độ đàn hồi tốt.

Ưu, nhược điểm của Vải len Acrylic

Đây là một loại vải tổng hợp với trọng lượng nhẹ, độ đàn hồi tốt và cũng được ứng dụng rất nhiều.

Ưu điểm

  • Vải acrylic nhẹ và ấm đây là điểm cộng lớn nhất của loại vải này, chúng có trọng lượng vô cùng nhẹ nhưng vẫn ấm nhằm đảm bảo sức khỏe

Đây là chất liệu rất tốt phù hợp để làm những chiếc áo ấm nhằm giữ nhiệt trong thời tiết lạnh. 

Chúng cũng được dùng mặc thay thế cho len lông cừu nhằm bảo vệ sức khỏe chúng ta dưới thời tiết lạnh giá

  • Độ đàn hồi tốt :  với độ co giãn vô cùng ấn tượng, đặc tính này đã giúp chúng trở nên nổi bật hơn. Chúng có khả năng khôi phục lại trạng thái ban đầu, chống nếp nhăn và vết gập hiệu quả.
  • Ưu điểm tiếp theo phải kể đến là khô nhanh và chịu nhiệt cao, chống tia cực tím và chống nắng đạt hiệu quả cao. Vải acrylic cũng có khả năng chống lại sâu bướm và các loại hóa chất
  • Dễ nhuộm : Chúng thường rất dễ nhuộm và bám màu tốt, nên sản phẩm đó thường sẽ đa dạng về màu sắc, bắt mắt hơn và đó cũng là điều kiện để các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo hơn
  • Và điều quan tâm hơn cả là chi phí cũng khá rẻ hơn so với các loại khác,  nên cũng cũng ưa chuộng nhiều

Nhược điểm

  • Mặc dù có ưu điểm là độ bền cao nhưng bên cạnh đó thì vải acrylic cũng rất dễ bị bai giãn, sau nhiều lần giặt và sử dụng nếu không bảo quản tốt thì chúng sẽ dễ bị mất form dáng cũng như sẽ không chuẩn theo kích thước cơ thể
  • Khá nóng, thô : bên cạnh đó chúng cũng khá thô và bí bích so với những loại vải nhân tạo khác, chúng sẽ không được mềm mịn khi tiếp xúc với da
  • Dễ biến đổi khi gặp nhiệt độ cao : với nhiệt độ quá cao thì chúng sẽ rất dễ biến đổi màu sắc và giảm chất lượng
  • Dễ xù lông : đây là nhược điểm phổ biến ở loài vati acrylic. Sau khi xảy ra chúng sẽ tạo thành những hạt xoắn trên bề mặt gây mất mỹ quan cũng như thẩm mỹ cho người sử dụng

So sánh vải Acrylic và Polyester

Để so sánh bất kỳ một sản phẩm nào đó thì chúng ta so sánh những điểm cơ bản như : thành phần cấu tạo, tính năng.

"So

Thành phần cấu tạo và tính năng

Về cấu tạo thì 2 loại vải này cũng khá giống nhau đều vì làm từ nhựa mặc dù không quá tương đồng, hai chất liệu này đều thuộc loại vải tổng hợp nên nhược điểm sẽ là kỵ nước, dễ bám bẩn.

Khả năng tích điện của acrylic cũng tốt hơn so với polyester mang lại những đặc tính nổi bật cho sản phẩm. Vì vậy sản phẩm vải acrylic sẽ là lựa chọn hàng đầu trong mùa lạnh giúp giữ ấm cơ thể

Các sợi được kết cấu chắc chắn sẽ có tuổi thọ cao hơn so với polyester.

Với điểm yếu là khô cứng của vải acrylic cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của quần áo, chúng sẽ không được giữ nguyên lâu như các loại vải khác.

Tính bền vững và bảo quản

Khả năng phân hủy cũng của vải acrylic là một điểm đáng quan ngại, đó là điểm yếu của các loại vải tổng hợp. Việc tái chế của vải polyester sẽ dễ dàng hơn. 

Phải mất đến 200 năm để có thể phân hủy được hoàn toàn vải acrylic trong quá trình phân hủy cũng đã giải phòng rất nhiều độc tố cũng như hóa chất ra bên ngoài môi trường.

Quy trình bảo quản của 2 loại vải này khá giống nhau nhưng acrylic lại yêu cầu quy trình tỉ mỉ hơn do chúng dễ co ở nhiệt độ cao.

Cách bảo quản vải Acrylic

Việc bảo quản của vải cũng cần được lưu ý kỹ càng bởi chúng là loại vải nguyên chất và cũng có những nhược điểm cần phải chú ý

  • Dùng nước ấm để giặt vải acrylic, sử dụng thuốc làm mềm một cách cẩn thận khi sản phẩm bị khô cứng
  • Nếu giặt máy cần dùng chế độ giặt nhẹ, hạn chế sử dụng nhiệt độ quá mạnh, và có thể sử dụng nước ấm và nước xả vải cho lần cuối cùng
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng bàn là, sấy khô
  • Không vắt quá mạnh sẽ dễ làm hỏng vải acrylic
  • Không để nước chảy trực tiếp lên vải vì chúng rất dễ biến dạng

 

Ứng dụng của vải len Acrylic trong cuộc sống

Ứng dụng trong sản phẩm thời trang

"Ứng

Vải acrylic được xếp hạng là loại vải ở mức trung bình va thấp nên chúng rất dễ ứng dụng trong đời sống hằng ngày và phù hợp với nhiều người.

Sợi acrylic được xem là một trong những nguyên liệu thô quan trọng nhất trong ngành dệt kim.

Vải acrylic dùng để sản xuất quần áo thông thường, quần áo len, áo khoác, ngoài ra cũng dùng dể làm mũ len, khăn, tất, găng tay.. bởi đó là ưu điểm nổi bật nhất nên chúng sẽ được sử dụng làm đồ mùa đông là chủ yếu nhất.

Ứng dụng trong gia dụng công nghiệp

"Ứng

Khi nhắc đến vải acrylic chúng ta có thể nghĩ ngay đến các màu sắc bởi chúng rất dễ nhuộm, nếu như màu nước dùng để vẽ lên những tờ giấy thông thường, loại vải thông thường thì màu acrylic  sẽ vẽ lên tranh vải, tạo nên những sản phẩm mang tính thẩm mỹ tốt

Giày từ vải acrylic cũng là một điểm nhấn, vì độ cứng tốt nên sẽ thích hợp trong ngành giày da. Đây cũng được xem là một loại giả da quen thuộc.

Với giá thành phù hợp thì chúng sẽ tạo nên những sản phẩm ưa chuộng phù hợp với mọi người.

Ứng dụng trong đan vải len Acrylic

"Ứng

Chất liệu len đang dần phổ biến trong đời sống hằng ngày 

Ứng dụng khác

Ngoài ra chúng cũng được ứng dụng nhiều trong những ngành công nghiệp khác như sản xuất vải lau thay thế cho bê tông và vữa cốt thép trong công nghiệp.

Với độ bền cao thì vải acrylic cũng được dùng làm vỏ bọc hay chăn để phục vụ cho đời sống hằng ngày vô cùng hiệu quả.

Xem thêm: https://tuivaivietnhat.com/tui-vai-khong-det/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *