Vải Oxford – Chất liệu phổ biến trong sản xuất balo, túi xách

Vải Oxford từ lâu đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là chất liệu dệt được sản xuất từ hai thành phần chính là sợi bông và Polyester – loại vải tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ, …. dựa trên một tỷ lệ tiêu chuẩn. Vải Oxford được sử dụng phổ biến trong công nghiệp may. Đặc biệt là sử dụng nhiều để sản xuất các loại balo, túi vải, túi xách thời trang.

Vải Oxford
Vải Oxford – chất liệu phổ biến trong công nghiệp dệt may

Vì sao vải Oxford được sử dụng phổ biến hiện nay?

Mặc dù đã xuất hiện trên thị trường từ những năm 80 của thế kỷ XIX, tuy nhiên, phải đến gần một thế kỷ sau này, chất liệu vải mang tên trường đại học ở Anh – Đại học Oxford mới thực sự phổ biến.

Tại Việt Nam, gần đây loại vải này mới thực sự được sử dụng nhiều. Thậm chí có thời điểm, chất liệu oxford đã chiếm lĩnh thị trường may mặc tại Việt Nam với các sản phẩm được làm từ vải oxford như: áo sơ mi, váy, đầm, áo dài, đồ sự kiện, … Trong đó, nhận thấy những ưu điểm nổi bật của vải oxford mà nhiều nhà sản xuất đã tận dụng để sản xuất những sản phẩm phù hợp hơn như balo, túi đeo, túi xách thời trang. Điều này đã khiến ngành công nghiệp may có những sự thay đổi rõ rệt. Chất liệu truyền thống để may balo, túi xách được thay thế bằng vải oxford ngày một nhiều. Điều này khiến cho chất liệu này trở nên phổ biến và quen thuộc với nhiều người sử dụng.

chất liệu vải oxford

Vậy tại sao vải Oxford lại được ưu chuộng như thế?

Chưa kể đến việc vải oxford có sự bền chắc nhất định nhưng vẫn giữ được yếu tố cốt lõi của vải là mềm, mịn nhẹ và mát, có độ thấm hút thì chất liệu này còn được đánh giá là cho người dùng cảm giác dày dặn khi sờ vào. Điều này đã đánh trúng tâm lý của người dùng Việt Nam! Bởi đa phần mọi người đều rất thích những sản phẩm dày dặn, nhưng nhẹ nhàng. Đồng thời cho họ cảm giác sản phẩm bền bỉ, sử dụng được trong thời gian dài.

Một yếu tố khác quyết định đến thị trường người dùng ở Việt Nam dành tình cảm cho vải Oxford. Đó là chiếc túi này khá “bền bỉ” theo thời gian. Chúng có thể “sinh tồn” trong điều kiện tự nhiên Việt Nam khi chống ẩm, chống thấm, trượt nước, …. Nhờ thế những sản phẩm được làm từ chất liệu này có ít xảy ra ẩm mốc. Đây là những điều kiện thuận lợi cho một chất liệu xứng đáng được ưa chuộng tại Việt Nam.

Chất liệu hàng đầu cho sản xuất túi xách, balo?

So với chất liệu khác, Oxford được xếp vào loại vải bền màu, khó phai màu, chịu được ngoại lực. Đây là yếu tố giúp loại vải này giải quyết nhu cầu “tận dụng” của đa số người Việt. Tức là trong một sản phẩm, họ có thể sử dụng được được nhiều công dụng. Một chiếc túi xách vải oxford có thể vừa để đồ trong thời tiết nắng nóng, vừa có thể sử dụng trong những ngày mưa ẩm chắc chắn sẽ khiến người dùng phải cân nhắc lựa chọn so với chiếc túi “chưa mưa đã ẩm”.

Chất liệu này phù hợp trong việc sản xuất túi xách, balo, túi đeo thời trang vì phù hợp với thời tiết nhiệt đới. Bạn sẽ không cần phải lo đồ đạc, sách vở thậm chí là đồ công nghệ của mình bị ẩm, ướt hay lên men mốc mỗi khi sử dụng cùng túi, balo được làm từ vải oxford.

Ngoài những yếu tố trên thì vải oxford cũng được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao. Do quy trình chế tác, dệt may kỹ thuật cao nên chất lượng dệt sẽ tốt hơn vải thông thường. Chất liệu này rất nhanh khô nên bạn có thể yên tâm sử dụng trong cả điều kiện môi trường không tốt nữa nhé!

Chất liệu phổ biến làm balo, túi xách
Chất liệu phổ biến làm balo, túi xách

Vải Oxford gồm những loại nào?

Vải Oxford vốn dĩ được dệt từ sợi bông và Polyester theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này quyết định đến sự bền chắc của sản phẩm người dùng. Tỷ lệ này cũng phân chia vải Oxford theo các loại khác nhau.

Phổ biến và thường xuyên được sử dụng đó là vải oxford 65/35 và vải oxford 83/17.

  • Vải Oxford 65/35 có tỷ lệ thành phần bao gồm 65% là Polyester và 35% còn lại là sợi bông. Tỷ lệ này cho kết quả dệt ra vải oxford có đặc tính tương tự vải cotton. Điểm khác biệt đó là tăng sức chống chịu ngoại lực và có khả năng chống nước ưu Việt. Loại vải này được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp may.
  • Vải Oxford 83/17 có tỷ lệ 83% Polyester và 17% là sợi bông. Mặc dù tỷ lệ có sự chênh lệch khá lớn, tuy nhiên về cơ bản thì cấu trúc của sợi oxford vẫn được giữ nguyên sau quá trình dệt. Tuy nhiên, nhà sản xuất cũng phải sử dụng nhiều chất phụ gia hơn để bảo vệ cấu trúc này. Chất phụ gia được sử dụng nhiều khiến giá thành sản xuất rẻ. Do đó, loại vải này ít phổ biến hơn so với Oxford 65/35

Kết luận

Có thể nói, với những ưu điểm nổi trội của mình thì vải oxford đã có cho

mình chỗ đứng vững trãi trong ngành công nghiệp dệt may. Tuy còn có những hạn chế nhất định như nhạy cảm với thời tiết quá khắc nghiệt hay có mức nguy hại nhất định với môi trường. Tuy nhiên, xét về tổng thể đây vẫn là chất liệu phù hợp với nhiều sản phẩm. Trong đó xứng đáng với vị trí “át chủ bài” trong sản xuất balo, túi xách tại thị trường Việt Nam/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *